Lưỡi trắng là tình trạng lưỡi bị đóng bợn trắng và kèm với triệu chứng hôi miệng. Vì thế người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh. Đồng thời, nhiều người cũng lo lắng đây là bệnh lý nguy hiểm. Vậy lưỡi trắng là bệnh gì, phương pháp điều trị và phòng ngừa như thế nào? Cùng realtimecurriculumproject.org giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
I. Lưỡi trắng là bệnh gì?
Tình trạng lưỡi trắng xuất hiện khi bề mặt lưỡi bị nhiễm trắng. Màu trắng này có nguồn gốc từ vi khuẩn, tế bào chết dính giữa những nốt đỏ trên bề mặt lưỡi.
Việc không vệ sinh sạch sẽ đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm bám vào bề mặt lưỡi. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng xuất hiện khi bạn mắc một số bệnh lý. Vì thế hiện tượng lưỡi trắng là triệu chứng lành tính nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh lưỡi trắng
Như đã chia sẻ, tình trạng lưỡi trắng là biểu hiện vô hại, mang tính tạm thời và có thể xử lý được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lưỡi trắng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây ra lưỡi trắng là bệnh gì?
1. Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ
Hầu hết việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách đều dẫn đến tình trạng lưỡi trắng. Lúc này, trên bề mặt lưỡi sẽ xuất hiện các nhú sưng lên, viêm nhiễm khiến cho vi khuẩn trong miệng cùng nấm, tế bào chết, thức ăn thừa mắc lại. Tất cả chúng sẽ tạo thành lớp bám màu trắng trên bề mặt lưỡi, khiến lưỡi có màu trắng.
Ngoài ra, người bị lưỡi trắng còn do các yếu tố khác gây ra như: cơ thể thiếu nước, không uống đủ nước; mở miệng khi ngủ, thở bằng miệng; lười đánh răng; hút thuốc lá, uống rượu bia; không vệ sinh lưỡi…
2. Liken phẳng trong lưỡi
Mặc dù tình trạng lưỡi trắng chủ yếu xuất hiện do việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, tuy nhiên cũng có không ít người chăm sóc răng miệng tốt vẫn mắc phải. Điều này là do bệnh liken phẳng trong miệng – đây là một dạng viêm miệng.
Tình trạng này sẽ gây ra các triệu chứng như sưng đỏ ở lưỡi, đau má, viêm loét… Khi tình trạng viêm miệng được khắc phục thì hiện tượng lưỡi trắng cũng biến mất nếu bạn vệ sinh răng miệng tốt.
3. Bị nấm miệng
Nấm miệng gây ra những mảng bám trong miệng, trên lưỡi và có mùi hôi miệng. Bệnh nấm miệng khiến người bệnh bị đau, khó ăn uống và tăng tiết nước bọt.
Tình trạng này thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch yếu, dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
4. Bệnh bạch cầu
Nguyên nhân gây là tình trạng lưỡi trắng là bệnh gì? Bệnh bạch cầu gây ra triệu chứng là những mảng bám dày ở bề mặt lưỡi và khoang miệng.
5. Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tinh dục với những triệu chứng xảy ra bên trong miệng. Nếu không được điều trị thì chúng sẽ gây ra tình trạng lưỡi trắng, loét miệng.
6. Thiếu hụt vitamin
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trắng, miệng có mùi hôi là do thiếu vitamin, hoặc có thể là do thiếu máu.
Hiện tượng này thường xảy ra vào mùa đông, khi đó hệ miễn dịch bị suy yếu do phải mất nhiều năng lượng để giữ ấm cho toàn bộ cơ thể. Thông thường, những người bị lưỡi trắng thường do thiếu hụt vitamin B9, B12…
III. Phương pháp điều trị lưỡi trắng
Theo các bác sĩ, hiện tượng lưỡi trắng thường không cần phải điều trị và sẽ tự động biến mất. Bạn có thể loại bỏ lớp bám màu trắng trên bề mặt lưỡi bằng cách vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng, uống nhiều nước.
Với trường hợp lưỡi trắng không tự biến mất, bạn sẽ cần phải áp dụng những biện pháp điều trị chuyên khoa.
1. Phương pháp điều trị tại nhà
Nếu tình trạng lưỡi trắng nhẹ, xuất hiện do những nguyên nhân như vệ sinh răng miệng chưa tốt, thiếu hụt vitamin thì bạn có thể áp dụng điều trị tại nhà như sau:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm có tính sát trùng hiệu quả, nên việc súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào chết bám trên lưỡi. Bạn chỉ cần pha ít muối với nước ấm rồi ngậm trong miệng khoảng 5 phút, nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng.
- Baking soda với nước cốt chanh: Bạn hãy sử dụng hỗn hợp baking soda với nước cốt chanh chà nhẹ nhàng lên bề mặt lưỡi 2 ngày/lần.
- Bột nghệ: Bạn lấy 1 chút tinh bột nghệ chà lên bề mặt lưới. Tính kháng khuẩn của nghệ sẽ giúp loại bỏ mảng bám màu trắng trên lưỡi rất hiệu quả.
- Ăn tỏi sống: Trong tỏi có hoạt chất allicin, có khả năng ức chế hoạt động của nấm và những vi khuẩn gây hại. Vậy nên, bạn có thể ăn một tép tỏi sống mỗi ngày để giảm nguy cơ lưỡi bị trắng.
2. Điều trị chuyên khoa
Nếu bạn nghi ngờ tình trạng lưỡi trắng là bệnh gì, do bệnh lý gây ra thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
- Liken phẳng trong miệng: Với nguyên nhân này, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc xịt steroid hoặc nước súc miệng.
- Nấm miệng: Tình trạng nấm miệng sẽ được điều trị bằng các loại thuốc chống nấm. Đó có thể là viên ngậm, chất lỏng bôi lên miệng…
- Bệnh giang mai: Nếu tình trạng lưỡi trắng do giang mai gây ra, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bằng kháng sinh. Loại kháng sinh này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh giang mai, lưỡi trắng.
IV. Biện pháp phòng ngừa bệnh lưỡi trắng
Biết được nguyên nhân gây lưỡi trắng là bệnh gì sẽ giúp bạn có được những biện pháp phòng ngừa hiệu quả dưới đây.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Hãy thực hiện việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn khoảng 1 tiếng để tránh mòn men răng. Đồng thời, nên lựa chọn bàn chải mềm để tránh gây ra tình trạng chảy máu chân răng, trầy xước chân răng. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để có hơi thở thơm mát nhé.
2. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Hãy xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, khoa học để phòng ngừa tình trạng lưỡi trắng và hôi miệng. Luôn tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Ngoài ra, nên bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước, khô miệng. Hạn chế sử dụng những loại đồ uống có ga, chất kích thích gây hại đến răng miệng.
3. Khám răng miệng định kỳ
Bạn hãy tạo cho mình thói quen khám răng miệng định kỳ để lấy cao răng, kiểm tra những bất thường ở nướu và lưỡi, từ đó sẽ có những biện pháp điều trị kịp thời. Hơn thế, việc duy trì thăm khám răng miệng còn giúp bạn có hàm răng chắc, hơi thở sạch sẽ.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ lưỡi trắng là bệnh gì cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhìn chung, sức khỏe răng miệng có vai trò rất quan trọng, vì thế bạn hãy nhớ vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày và nên khám nha khoa định kỳ nhé.