Cạnh tranh là yếu tố tất yếu cho sự phát triển nền kinh tế xã hội. Quá trình ganh đua sẽ thúc đẩy các nhân tố trong nền kinh tế không ngừng vươn lên trước đối thủ cạnh tranh từ đó sáng tạo ra được những lợi ích cho bản thân và môi trường bên ngoài. Điều đó có thật sự đúng hay không, vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cạnh tranh là gì và một vài điểm liên quan tới vấn đề này nhé!
1. Khái niệm cạnh tranh là gì
Cạnh tranh (competition) là ” một cuộc đua hoặc một sự kiện , mà tại đó các đối thủ ganh đua để giành nhiều ưu thế tuyệt đối hay phần hơn về phía mình”

Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể trong nền kinh tế ( thương nhân, người tiêu dùng, bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất…) để tranh lấy những lợi thế tương đối trong thương mại, các ích lợi về kinh tế, các hoạt động sản xuất, tiêu dùng hay tiêu thụ hàng hóa, từ đó nhằm tối đa hóa lợi ích.
2. Vai trò của cạnh tranh

Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, thương mại và phát triển kinh tế.
- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động thúc đẩy phát triển mọi thành phần trong nền kinh tế. Đó chính là cốt lõi để tân tiến khoa học kĩ thuật, nâng cao lực lượng sản xuất. Cạnh tranh góp phần tạo điều kiện sáng kiến những giá trị mới phục vụ cho những nhu cầu mới. Qua đó ngày càng nâng cao cải tiến chất lượng cuộc sống
- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh trong kinh doanh chính là căn nguyên cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, bởi nó tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả tiêu thụ sản phẩm. Cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tạo động lực cho doanh nghiệp luôn tìm ra những giải pháp mới, ý tưởng mới nhằm chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh.
- Đối với người tiêu dùng: Bởi giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau dẫn tới người tiêu dùng có nhiều cơ hội trải nghiệm, sử dụng sự đa dạng, phong phú cùng với giá cả và chất lượng các loại sản phẩm.
Bên cạnh những mặt tốt thì , cạnh tranh còn đem đến những mặt tiêu cực như các hoạt động hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức như tung tin phá hoại hình ảnh hay thương hiệu nhau, trốn thuế, buôn lậu…
3. Các loại hình cạnh tranh

Căn cứ theo phạm vi nghành kinh tế:
- Cạnh tranh giữa các nghành: Cạnh tranh tại ngành kinh tế khác nhau giữa các goanh nghiệp với nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các chủ doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh chuyển từ ngành đầu tư ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận hơn hình thành nên sự điều tiết hợp lý giữa các nghành.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Trong cùng một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau về việc sản xuất hay buôn bán loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó. Doanh nghiệp nào thắng thì mở rộng quy mô, phát triển thương hiệu. Doanh nghiệp nào thua thì trở nên non yếu, có khi là phá sản.
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào thị trường
- Cạnh tranh giữa những người bán: đây là cuộc “chiến đấu” hết sức gay gắt, quyết định sự tồn vong của mọi doanh nghiệp. Bởi vì sự xuất hiện các doanh nghiệp ngày càng nhiều, nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ, ai cũng muốn có được nhiều lợi thế cạnh tranh từ đó đạt được kết quả tốt trong tiêu thụ sản phẩm, tăng thị phần, đạt đươc nhiều lợi nhuận.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Dựa trên quy luật cung cầu, nếu cung hàng hóa lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa đó sẽ giảm. Còn nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá hàng hóa dịch vụ sẽ tăng, như vậy người mua sẽ tự bỏ nhiều tiền hơn để tiêu dùng.
- Cạnh tranh giữa người bán mà người mua: Cuộc cạnh tranh được tiến hành theo nguyên lý mua rẻ bán đắt. Người bán muốn bán đắt, còn người mua muốn mua với giá rẻ. Hai bên cùng mặc cả, thương lượng để đưa ra mức giá hợp lý.
Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức mà giá cả hàng hóa do thị trường quyết định, không bị quy định bởi biện pháp hành chính nhà nước, cung và cầu tự do hình thành. Vì vậy người tham gia vào thị trương này phải thích ứng với mức giá hiện hành.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh trên thị trường không đông nhất với nhau, nghĩa là một chủ thể kinh doanh nào đó có thể tác động đến giá đầu ra của chính họ. Các chủ thể kinh doanh cạnh tranh với nhau bằng nhiều cách như: khuyến mãi, quảng cáo, dịch vụ hậu mãi….
- Cạnh tranh độc quyền: Là một chủ thể kinh doanh nào đó mà họ có thể gần như kiểm soát toàn bộ sản phẩm hàng hóa ra thị trường. Bất cứ một doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường này đều phải đồng thuận theo mọi quy định về giá cả của nơi đây. Ví dụ ở Việt Nam chỉ có mỗi Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam được phép cung cấp điện cho người tiêu dùng.
Như vậy là chúng ta đã hiểu một cách tổng thể về vấn đề “cạnh tranh là gì” rồi đúng không nào. Và chính như ở bài viết trên, cạnh tranh là điều tất yếu cho sự phát triển kinh tế con người, nên vận dụng như thế nào cho hợp lý và tích cực nhất như thế mới ổn định và lâu dài.