Việc điều trị lupus ban đỏ sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát hiện muộn, bởi những biến chứng do bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy lupus ban đỏ là bệnh gì, nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng realtimecurriculumproject.org tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
I. Lupus ban đỏ là bệnh gì?
Lupus ban đỏ là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh mãn tính, rối loạn hệ miễn dịch mà cơ thể tự sản sinh ra kháng thể chống lại chính mình, gây ra những tổn thương đến các cơ quan như tim, phổi, xương khớp…
Tuy nhiên, nếu phát hiện ra sớm thì người bệnh có điều trị tốt, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh lupus ban đỏ
Hiện các chuyên gia sức khỏe vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên, phụ nữ là đối tượng dễ bị lupus ban đỏ nhất, đặc biệt là ở độ tuổi từ 15 đến 50. Cho dù, nguyên nhân chính xác chưa được xác định nhưng một số yếu tố gây ra lupus ban đỏ:
- Di truyền: Những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lupus ban đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người khác. Nguyên nhân ở đây là do đột biến gen.
- Nội tiết: Như đã chia sẻ khi giải thích lupus ban đỏ là bệnh gì, nữ giới là đối tượng dễ mắc nhất, nguyên nhân là do nội tiết tố. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc lupus ban đỏ khởi phát, tiến triển nặng hơn.
- Môi trường: Bệnh lupus ban đỏ khởi phát còn do tác nhân nhiễm khuẩn tác động hoặc tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng mặt trời.
III. Triệu chứng của lupus ban đỏ như thế nào?
Những biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ khiến nhiều người nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Vì thế, nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết chính xác lupus ban đỏ là bệnh gì?
- Phát ban ở mặt: Biểu hiện rõ rệt nhất của lupus ban đỏ chính là những vết ban hình cánh bướm xuất hiện ở má và mũi.
- Sốt kéo dài: Theo ghi nhận có rất ít người bị lupus ban đỏ có triệu chứng sốt. Tuy nhiên, nếu thấy sốt kéo dài và tái phát liên tục thì bạn nên đi kiểm tra lupus ban đỏ nhé.
- Da nổi ban khi ra ngoài trời: Những người bị lupus ban đỏ thường rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tia UV nên sau khi ra ngoài trời họ dễ phát ban, lở loét vùng da cổ, da mặt, da cánh tay.
- Đau khớp: Lupus ban đỏ thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm khớp, bởi người bệnh thường cảm thấy đau khớp bàn tay, cổ tay, mắt cá chân… Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc cử động những khớp này khi ngủ hay ngồi lâu thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe nhé.
- Rụng tóc: lupus ban đỏ sẽ khiến người bệnh bị rụng tóc, trên đầu xuất hiện những vết hói, thậm chí là nổi ban ngay trên đầu.
- Tê ngón tay, ngón chân: Khi hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, người bị lupus ban đỏ sẽ cảm thấy tê ngón tay, ngón chân hoặc tím tái.
- Đau ngực: Người bệnh lupus ban đỏ sẽ cảm thấy đau ngực khi ho hay thở sâu. Bên cạnh đó, căn bệnh này còn gây ra tình trạng viêm màng tim khiến người bệnh cảm thấy đau ngực khi nằm, nhưng khi ngồi hay ngả về phía trước thì sẽ đỡ đau hơn.
- Chấm đỏ trên da: Bệnh lupus ban đỏ sẽ tấn công vào tiểu cầu. Vì thế, khi số lượng tiểu cần bị giảm thì trên da sẽ xuất hiện những chấm đỏ; một số người bị lupus ban đỏ còn có biểu hiện chảy máu mũi, chảy máu khi đánh răng.
IV. Những biến chứng nguy hiểm của lupus ban đỏ
Với sự phát triển của y học, lupus ban đỏ hiện đã được điều trị khỏi và người bệnh có thể chung sống với căn bệnh này. Tuy nhiên, khi đã có biến chứng thì lupus ban đỏ sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy những biến chứng của lupus ban đỏ là bệnh gì?
- Biến chứng liên quan đến tim: Căn bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng tim, suy tim mãn tính… Những đợt cấp tính lupus ban đỏ còn gây suy tim cấp, viêm cơ tim… khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
- Những biến chứng tại phổi: Người bệnh bị lupus ban đỏ sẽ gặp tình trạng khó thở, gây suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.
- Biến chứng tại thận: Khi hệ miễn dịch bị phá hủy sẽ gây ra viêm cầu thiện, dẫn đến bệnh suy thần.
- Biến chứng về thần kinh: Người bị lupus ban đỏ có thể gặp biến chứng rối loạn tâm thần, tình trạng co giật…
- Những biến chứng hệ tạo máu: Lupus ban đỏ khiến hệ máu bị ảnh hưởng nên gây ra tình trạng xuất huyết, thiếu máu trầm trọng.
Ngoài ra, người bị lupus ban đỏ còn có thể gặp những biến chứng nguy hiểm bởi thuốc ức chế miễn dịch. Khi khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm thì dễ bị lây nhiễm bệnh và không có khả năng kháng cự. Nếu bị nhiễm trùng thì sẽ khiến bệnh diễn biến nhanh, gây ra khuẩn huyết và dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
V. Biện pháp phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ
Phương pháp điều trị bệnh lupus ban đỏ chủ yếu là sử dụng thuốc điều hòa, ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng của bệnh và đặc điểm của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Song song với việc điều trị bệnh lupus ban đỏ, người cần cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa lupus ban đỏ là bệnh gì dưới đây.
- Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Tuân thủ lịch tái khám bệnh để đánh giá hiệu quả của việc điều trị. Người bệnh nên tái khám ngay khi cơ thể có những triệu chứng kể trên.
- Duy trì lối sống lành mạnh, không nên sử dụng thuốc lá, uống rượu bia. Nên tập thể dụng nhẹ nhàng thường xuyên để giảm những nguy cơ bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Người bệnh nạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ mặt trời. Bởi việc người bệnh tiếp xúc với ánh sáng nhiều có thể khiến bệnh bùng phát, đôi khi còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Người bị lupus ban đỏ nên mặc áo dài tay, đội nón rộng vành và sử dụng kem chống nắng trong trường hợp cần ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Kiểm soát tình trạng căng thẳng, stress bằng việc sống lạc quan, tránh tức giận quá mức.
- Nếu người bị lupus ban đỏ có ý định mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để được điều chỉnh việc sử dụng thuốc và những điều cần lưu ý khi đang mang thai.
Hy vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu được lupus ban đỏ là bệnh gì, việc điều trị sẽ hiệu quả nếu người bệnh phát hiện ra sớm. Nhìn chung lupus ban đỏ là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, chúng ta chỉ có thể kiểm soát khiến bệnh không để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn hãy xây dựng cho mình lối sống tốt cho sức khỏe.