Logistics là một trong những công cụ quan trọng không thể nào tách rời của mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Vậy bạn đã thật sự hiểu Logistics là gì chưa? Bạn biết được những thông tin gì về Logistics?
Hãy theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé!
Contents
I. Logistics là gì?
Hiện nay có 2 định nghĩa về thuật ngữ Logistic như sau:
1. Logistics trong luật Việt Nam
Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, Điều 233 Luật thương mại nói rằng:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
2. Logistics theo quốc tế định nghĩa
Hiện có nhiều định nghĩa học thuật về thuật ngữ logistics. Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá đầy đủ như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
II. Lịch sử về Logistics
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác.
Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.
Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu.
Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.
III. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Logistics trong kinh doanh
Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhưng nếu những sản phẩm đó không đến được với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thất bại. Đó là vai trò chính của Logistics.
Logistics cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của doanh nghiệp như:
- Các nguyên vật liệu thô được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao.
- Điều phối các nguồn lực để cho phép cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu có thể tạo ra nhiều lợi nhuận một công ty.
Và về phía khách hàng, nếu sản phẩm không thể được sản xuất và vận chuyển kịp thời, sự hài lòng của khách hàng có thể giảm, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài của công ty.
IV. Quy trình hoạt động của Logistics
Logistics không chỉ là hoạt động của một công ty cung cấp dịch vụ, nó còn là hoạt động của từng doanh nghiệp. Bởi vậy, một quy trình logistics cơ bản cần đảm bảo các hoạt động sau đây:
- Dịch vụ khách hàng
- Dự báo nhu cầu
- Thông tin phân phối
- Kiểm soát lưu kho
- Vận chuyển nguyên vật liệu
- Quản lý quá trình đặt hàng
- Lựa chọn địa điểm nhà máy & kho
- Gom hàng hóa
- Đóng gói & xếp dỡ hàng
- Phân loại hàng hóa
Đây là các hoạt động logistics cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có. Nhưng không đơn giản như vậy! Logistics còn bao gồm cả hoạt động vận chuyển và giao hàng tới tay mỗi khách hàng. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ thời gian, nhân lực, vật lực để thực hiện tốt công việc này. Bởi vậy mà dịch vụ logistics đã ra đời và trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp.
V. Các hình thức của Logistics
1. 1 PL Logistics (First Party Logistics)
Đây là hình thức quản trị logistics mà ở đó, doanh nghiệp sản xuất tự thực hiện và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động logistics từ lưu trữ, vận chuyển đầu vào – đầu ra và giao hàng tới tay người mua cuối cùng.
2. 2 PL Logistics (Second Party Logistics)
Ở hình thức 2, doanh nghiệp vừa thực hiện hoạt động quản trị logistics vừa thuê ngoài dịch vụ logistics cho một số hoạt động nhất định trong chuỗi hoạt động của mình.
3. 3PL Logistics (Third Party Logistics)
Ở hình thức thứ 3, doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh thuê ngoài một công ty logistics chuyên nghiệp để thực hiện một hoặc vài hoạt động của logistics.
4. 4PL Logistics (Fourth Party Logistics)
Ở hình thức thứ 4, doanh nghiệp thuê đơn vị logistics để lo toàn bộ mọi hoạt động về logistics từ đầu ra, phân phối, quản lý, điều hành và vận chuyển hàng Bắc Nam – giao hàng hóa.
VI. Các kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm Logistics
1. Kiến thức cần có để làm Logistics
Tùy vào từng vị trí, vai trò khác nhau, bạn sẽ cần có những kiến thức chuyên ngành cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ công việc của mình. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ vai trò nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Logistics sau đây:
Thuật ngữ | Nội dung | Mục đích |
Incoterms | Các điều kiện về thương mại quốc tế | Việc hiểu rõ các điều kiện thương mại quốc tế sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về công việc của người làm xuất – nhập khẩu. Đây cũng là yếu tố quyết định đến địa điểm giao hàng cùng các bộ chứng từ liên quan phía sau. Tóm lại, Incoterms chính là kim chỉ nam quan trọng trong ngành logistics bạn cần nắm được. |
Bộ chứng từ xuất nhập khẩu | Chứng từ xuất nhập khẩu là những giấy tờ cần thiết để hoàn thành việc xuất/nhập khẩu một lô hàng. (chứng từ xuất khẩu invoice, packing list, CO…; nhập khẩu L/C; hợp đồng, tờ khai,… | Đây là những thủ tục cần thiết nếu bạn muốn xuất hoặc nhập khẩu một lô hàng nào đó từ nước ngoài. |
Bảo hiểm hàng hóa | Là bảo hiểm cho các rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển | Đây cũng là điều cần thiết để làm thủ tục giao nhận hàng hóa cũng như đảm bảo an toàn cho lô hàng của bạn. |
Khai báo Hải quan Vnaccs | Khai báo qua tài khoản của Tổng cục Hải quan về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa | Kỹ năng cơ bản của một nhân viên logistics và là nghiệp vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp làm logistics hiện nay. |
Thủ tục giao nhận hàng hóa | Các văn bản cần thiết để hoàn tất giao nhận hàng hóa | Quy trình giao nhận hàng hóa đều được thể hiện rõ ràng và bạn cần phải nắm được. |
HS code, tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành | Các dịch vụ mà công ty logistics cung cấp cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. | Doanh nghiệp tính thuế, tra mã code và làm các thủ tục chuyên ngành cho công ty xuất nhập khẩu. |
2. Kỹ năng cần đáp ứng để làm Logistic
Ngoài các kỹ thức về ngành ra thì bạn cũng cần đáp ứng được những kỹ năng quan trọng như:
- Khả năng nhìn thấu bức tranh toàn cảnh quy trình logistics để có thể lường trước được những rủi ro, phát sinh có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng được kế hoạch dự phòng nếu cần thiết.
- Khả năng thích ứng và linh hoạt, đặc biệt là trong thay đổi chuỗi cung ứng. Nhất là trong thời kỳ hiện nay, logistics ngày càng phát triển.
- Bình tĩnh dưới áp lực là phẩm chất cực kỳ quan trọng để bạn có thể hòa nhập được với công việc, thực hiện đúng các hoạt động, tránh rủi ro,, sai lệch gây hỏng “mắt xích” logistics nào đó.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần thiết giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.
- Trung thực trao đổi với khách hàng mỗi khi có vấn đề về vận chuyển để 2 bên cùng san sẻ, giải quyết mới là hướng đi đúng đắn giúp tạo niềm tin của khách hàng, củng cố mối quan hệ công ty bạn với đối tác.
Những kiến thức về Logistic và ngành nghề này còn rất nhiều điều để khám phá, nếu bạn quan tâm và yêu thích ngành này thì hãy để lại câu hỏi và chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn nhé!